6 cách dùng gừng để ngăn ngừa ho và cảm lạnh
Trong đông y, gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng khử phong tán hàn, giữ ấm cơ thể, đào thải độc tố, chữa đau đầu, hạ sốt, làm tiêu đờm… có tác dụng tốt với chứng cảm lạnh; đẩy nhanh quá trình lành tổn thương, giúp giảm đau, giảm ngứa họng.
Bên cạnh đó, gừng chứa nhiều chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch như zingiberol, capsaicin, zingiberene, methyheptenone, borneol… Những chất này cũng giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật…
1. Trà gừng
Cách làm:
Lấy một củ gừng tươi, gọt vỏ, cắt thành lát mỏng Cho lát gừng vào cốc hoặc bát nước sôi, đậy lại ngâm trong 10 phút Uống khi nước còn ấm.
Để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm một chút mật ong hoặc đường.
Tác dụng:
Làm dịu cổ họng, giảm ngứa rát khó chịu, giảm ho.
Trà gừng dễ làm có tác dụng giảm ngứa rát họng
2. Bột gừng
Một cách khác để sử dụng gừng là nghiền thành bột mịn. Bạn có thể thêm bột gừng vào thức ăn trong khi nấu để có được lợi ích sức khỏe trong mỗi bữa ăn.
Gừng chứa gingerols giúp điều trị cảm lạnh thông thường. Tiêu thụ nó hàng ngày sẽ có tác dụng đối với cảm lạnh và ho.
3. Gừng và mật ong
Chuẩn bị:
Thực hiện:
Gừng bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước, thái lát. Đun sôi nước, cho gừng vào. Tiếp tục đun sôi với lửa nhỏ khoảng 10 phút thì cho thêm một thìa cà phê mật ong và nước cốt của ½ quả chanh vào. Đun sôi lại. Uống khi nước còn ấm.
Tác dụng: Cả mật ong và gừng đều có đặc tính chống oxy hóa. Sự kết hợp gừng và mật ong được sử dụng từ lâu để điều trị các vấn đề như cảm lạnh và ho. Hơn nữa, hỗn hợp này sẽ làm dịu cơn đau họng và giảm đau, giảm viêm.
4. Sả và gừng
Chuẩn bị:
Một củ gừng Sả khô hoặc tươi
Thực hiện:
Gừng bỏ vỏ, rửa sạch với nước, để ráo, thái mỏng. Đun sôi nước, cho gừng và sả vào, ngâm trong vài phút và thêm mật ong nếu cần. Uống khi còn ấm.
Tác dụng:
Sả cũng giống như gừng có đặc tính chống viêm và chống nấm. Cả hai thành phần này kết hợp với nhau có tác dụng như một phương thuốc trị ho và cảm lạnh.
Gừng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa bệnh tật. Bằng cách tạo ra hỗn hợp gừng- sả và sử dụng hàng ngày có thể cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe hơn một cách tự nhiên.
5. Gừng và chanh
Chuẩn bị:
Thực hiện:
Gừng bỏ vỏ, rửa sạch với nước, để ráo, thái mỏng. Cho nước vào gừng, đun sôi. Thêm một ít nước cốt chanh vào. Uống khi nước còn ấm.
Tác dụng:
Chanh làm giảm đau nhức và giúp loại bỏ chất nhầy. Trong khi gừng giúp giải phóng độc tố khỏi cơ thể để chống lại nhiễm trùng.
Vitamin C trong chanh giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Do đó, chanh là một dược liệu bổ sung tốt cho các bữa ăn và đồ uống nóng, đặc biệt là trong những tháng mùa đông. Gừng nổi tiếng với đặc tính làm ấm và hỗ trợ tuần hoàn lành mạnh, giúp giảm ngứa, rát do viêm họng.
6. Kẹo ngậm gừng
Nếu việc nhai gừng sống hơi khó đối với bạn, bạn luôn có thể chọn kẹo ngậm hoặc kẹo gừng. Chúng có vị cay, nóng của gừng nhưng cũng có vị ngọt của đường. Nên ăn 2-3 viên kẹo mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất và giảm ho.
Theo SK&ĐS